Trời Sáng

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2008

Những trò đùa ấn tượng trên các trang web nhân ngày 1 - 4

Xác ướp “cô tiên” trên eBay

Cuối tháng 3/2007, một thanh niên tên Dan Baines công bố trên website của mình hình và mô tả những gì còn lại của một sinh vật trông “giống hệt” một .. cô tiên trong truyện cổ tích. Baines cho biết “cái xác” được một người làm nghề dắt chó đi dạo tìm thấy ở Anh. Theo “thông tin giải phẫu”, xương của “cô tiên” rỗng, rất nhẹ, kết hợp với “cặp cánh” bướm giúp “cô” bay được dễ dàng.

Vài ngày sau đó, Baines nhận được hàng trăm thư từ những người cả tin bày tỏ sự lo lắng cho số phận “cô tiên”. Rốt cục, để giúp họ giải toả nỗi lo, Baines .. rao bán “cái xác” trên eBay với giá 280 bảng Anh!

Dao cạo PodShave và PodShaveLady dành cho nữ giới

Theo PodGear.net, PodShave và PodShave Lady là thành phần gắn kèm iPod, biến chiếc iPod Classic và iPod Mini thành chiếc.. máy cạo râu điện đúng nghĩa dành cho cả hai giới. Không chỉ dừng ở đó, vài website uy tín như Macworld của PCWord cũng có bài “đánh giá sản phẩm”... hưởng ứng, khiến không ít người tưởng nhầm đây là sản phẩm thực và gửi thư đặt mua!

Nước trên sao Hoả

Mục “ảnh trong ngày” của NASA Website thường là ảnh sao chổi, hay những chòm sao lùn sáng lấp lánh. Nhưng ngày 1/4/2005, bức ảnh được NASA công bố khiến cả thế giới sứng sốt với những bằng chứng rõ ràng của .. nước trên sao Hoả. Cùng ngày, độc giả của website có uy tín Space Daily cũng hoảng hốt trước thông tin tổng thống Mĩ... huỷ bỏ chương trình Tàu Con Thoi do quá tốn kém!

Hình xăm tự chuyển động

Website HowStuffWorks, một trong những website khoa học thường thức có uy tín ngày 1/4/2006 loan báo tin động trời về một phát minh mới trong lĩnh vực cấy ghép dưới da, cho phép hình xăm trên da... chuyển động như thật. Đoạn tin trên trở thành bài được đọc nhiều nhất trong tháng. Tiếp tục truyền thống, 1/4 năm ngoái, website này cũng đưa tin về đột phá công nghệ giúp ... cấy ghép điện thoại di động lên người!

Opera SoundWave

Cạnh tranh giữa các hãng phần mềm, đặc biệt là trình duyệt web như FireFox Mozilla, Opera , Internet Explorer Microsoft thường vô cùng nóng bỏng. Do đó, không ai mảy may nghi ngờ khi Opera công bố công nghệ mới ngày 1/4/2005 có tên “SoundWave”, với lời mô tả “bí ẩn”: tăng cường khả năng giao tiếp giữa cá nhân trong tầm ngắn và tầm trung. Theo Opera, công nghệ trên được vô tình khám phá trong quá trình nghiên cứu công nghệ nhận dạng giọng nói của trình duyệt Opera.

Nguỵ trang cho Hươu chống săn trộm

1/4/2007, tổ chức Quyền Động Vật PETA hoan hỉ công bố kết quả nghiên cứu một công nghệ mới giúp nguỵ trang hoàn toàn cho các chú hươu trước đội ngũ săn trộm có tên HIDE (Hunting IS Downright Evil: săn bắn là tàn ác).

Công nghệ này bao gồm các bước bắn thuốc mê hươu, sơn lên người chúng bằng một loại sơn đặc biệt không phai giúp “hoà lẫn” vào môi trường, sau đó thả trở lại rừng. Các hoạ tiết được sơn lên người hươu cũng là hoạ tiết trên áo mũ nguỵ trang của Lực Lượng đặc nhiệm quân đội!

Khá nhiều website và “chuyên gia động vật học”... cắn câu, phản ứng dữ dội với nghiên cứu nói trên cho đến tận cuối ngày, khi bài báo được gỡ bỏ và thay bằng một câu ngắn gọn “Bạn biết hôm này là ngày bao nhiêu chứ?”.



Theo PC Wolrd




Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 17:49 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2008

Hà Nội - Sài Gòn - Góc nhìn - Cảm nhận

Cơn mưa.Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn, đỏng đảnh nhưng mau quên.
Mưa: Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội, âm ỉ và dai dẳng.
Ăn mặc: Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex.
Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ.
Xe máy:Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh.
Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ.
Gọi điện ngoài đường:Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió.
Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai.
Giao thông:Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi.
Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý.
Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải.
Ở Sài Gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái.
Con đườngHà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách.
Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm.
Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
Sài Gòn: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.
Giầy tất: Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang tất.
Con gái Sài Gòn có thể đi tất mà không cần mang giày.
Đụng hàng:Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau:
Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?".
Con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác".
Cà phêCà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus.
Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn.
Sài Gòn: Ít cafe + ít sữa + đá + đá + đá + ... + đá = 1 ly phê sữa đá, xong cafe có một ấm trà to tướng... chan vào cafe uống. Hết lại có thêm (không cần xin).
Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc.
Trà đá:Ở Hà Nội, một cốc trà đá ở các quán nước giá 500 đồng.
Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí.
Ăn trưa:Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai nghìn rưởi.
Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền.
Dao dĩa:Khi bạn nói: "Cho tôi thêm một cái dĩa" với người bồi bàn.
Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa.
Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa.
Cảm ơn:Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn.
Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn.
Dạ vâng:Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa:
Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!".
Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng".
Chào hỏi:Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về:
Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!".
Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!".Tỏ tình:
Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao?".
Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ".
Giàu có:Bạn được coi là giàu có khi..
.Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền.
Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền.
Giữ xe hàng quánHà Nội: trông hộ xe miễn phí.
Sài Gòn: "Anh cho xin 2 ngàn".
Uống bia Hà Nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ tan tiệc.
Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa.
Karaoke Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ.
Sài Gòn: Chọn vi tính, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm. Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ.
Xôi Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ.
Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
Phở Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy.
Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen).
Siêu thị Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa không thiết thực.
Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình.
Nhà sách Hà Nội : Nhân viên hách dịch.
Sài Gòn: Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi.


Chùa chiền Hà Nội: Bước chân vào là thấy lòng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa.
Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh.
Tào phớ Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài.
Chè Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ.
Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút.
Cắt chanh Hà Nội: Bổ ngang.
Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa.
Cây xanh Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo.
Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên đường 3/2.
Nước canh rau muống Hà Nội: Sấu, chanh.
Sài Gòn: Me, chanh.
Nem chả HN: nem rán.
SG: chả ram, chả giò.
HN có bún chả.
SG có cơm tấm.
Cuối tuần Hà Nội: Cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi.
Sài Gòn: Đi ăn tiệm.
Chất chơi và chất chiếnHà Nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì không có.
Sài Gòn: 5 số 67, Tak X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền : Chú cần nhiêu?
Chợ tình:
Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu.
Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã.
Xe Hà Nội: Hiếm gặp những xe đời cũ.
Sài Gòn: Những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố.
Vá xe Sài Gòn: Vá xe lúc nửa đêm... em xin 5 ngàn thôi.
Hà Nội: Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho.
Hồ Sài Gòn: Hồ con rùa to mà nhỏ, nhỏ mà to.
Hà Nội: Các hồ đều bé dần lại.
Shopping Hà Nội: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi không để còn đốt vía nào!
Sài Gòn: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
Tức mình chửi nhau: Hà Nội: Đồ dở hơi
Sài Gòn: Quân mắc dịch
Hài Hà Nội: Nặng về lời nói.
Sài Gòn: Nặng về cử chỉ.
Người Hà Nội: nói dài dòng, khó hiểu!
Người Sài Gòn: nói ngắn gọn, dễ hiểu!
Người SG nói: dễ hiểu.
Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu.
Tiệm Internet Hà Nội: ít nhưng rẻ!
Sài Gòn: nhiều mà mắc!
Ăn uốngNgười Hà Nội hay ăn mặn
Người Sài Gòn hay ăn đồ ngọt
Phong cách sống: Người Hà Nội ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó.
Người Sài Gòn ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn.
Tẩy: Ở Hà Nội: Nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
Ở Sài Gòn: Nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
Thuốc lá: Ở Hà Nội, rất dễ dàng gọi một bao Vina.
Ở Sài Gòn, em chỉ có Mèo thôi anh Hai.
Biển quảng cáo: Ở Hà Nội, phải mang tính lịch sự, trang trọng.
Ở Sài Gòn, càng hài ước càng thu hút mọi người.
Gọi điện về việc kinh doanh Hà Nội: Chú là con ai đấy?.
Sài Gòn: Mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
Phát triển dự ánSài Gòn: Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
Hà Nội: Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?
Khi khách đến nhà Hà Nội: Mời bác dùng cốc chè tươi ạ.
Sài Gòn: Tí! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi.
Hà Nội: Mời cơm... ứ dám ăn.
Sài Gòn: Mời cơm là... phải ăn.
Khi ai cho mình cái gì Hà Nội: Vâng quí hóa quá.
Sài Gòn: Trời ơi dữ hông.
Khen đồ ăn ngon Hà Nội: Ngon tuyệt cú mèo.
Sài Gòn: Ngon bá chấy bò chét.
Khen vật gì to Hà Nội: To vật vã.
Sài Gòn: Bự bành ki.
Con gáiSài Gòn: da rám nắng, nói năng dễ thương.
Con gai Hà Nội: da trắng, lạnh lùng khó bắt chuyện.
Hà Nội: Chị ơi cho em cái túi nylon
Sài Gòn: Chị ơi cho em cái bịch xốp
Hoa quả Hà Nội gọi quả táo là quả táo.
Sài Gòn gọi quả táo là trái bom.
Hà Nội gọi quả dứa là quả dứa.
Sài Gòn gọi quả dứa là trái thơm.
Hà Nội gọi là ô mai.
Sài Gòn gọi là xí muội.
Uống bia Hà Nội: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly.
Sài Gòn: Chai của ai người ấy uống.
Uống rượu Sài Gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh.
Hà Nội: "Bắc cạn".
Sinh viên và caveSài Gòn: nhiều em sinh viên trông như cave.
Hà Nội: nhiều em cave trông như sinh viên.
Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ và hớt tóc máy lạnh
Hà Nội: Gội đầu thư giãn(Thực ra vào trong đó thì như nhau).

ST

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 19:44 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2008

Đồ Sơn có đi mới biết !



Các bác hãy xem tấm hình này, sau đây tôi sẽ nói với các bác: đây là hiện vật gì? Công dụng của nó? Giá trị của nó? Tôi có nó trong trường hợp nào? và cuối cùng một vài điều tâm sự.

1. Đây là một trang giấy, tôi xé từ một quyển sổ tay, đúng là sổ tay, vì kích cỡ nó đúng là để vừa trong lòng bàn tay. Nó được xé ra từ một quyển sổ của một em “hàng” ở Đồ Sơn. ở Đồ Sơn, hầu như em nào cũng có một quyển sổ be bé thế này, đó là vật bất ly thân, quan trọng lắm. Vì nó là cơm áo gạo tiền của các em.

Hôm đó, tôi lưu lạc đến Đồ Sơn trong một chiều thứ bảy. Nhà nghỉ mà ông bạn tôi dẫn vào là nhà quen, nhưng hôm đó lại rất đông khách. Tôi ngần ngừ định ra, nhưng ông chủ tốt tính quá đâm nể. Ông ấy bảo: “Chỉ còn cái phòng của bọn nhân viên nó ở, anh nghỉ tạm”. OK. Mỗi nhà nghỉ thường nuôi 1-2 đứa gái “hàng”, gọi là nhân viên, chúng được bố trí nghỉ ở một phòng xa nhất, góc gách, thiết bị vệ sinh tồi tàn hơn vì ít được chăm sóc.

Tôi nằm nghỉ, tiện tay kéo cái ngăn kéo thấy gương lược, son phấn, bao cao su, cặp tóc, linh tinh lang tang, trong đó có 1 quyển sổ con con và 1 cái bút bi. Lúc đầu nghĩ: Hàng ghi nhật ký thì sang trọng nhẩy? Biết đâu sau này em hàng này lưu danh với đời chăng? Thế là tôi nằm giở xem. Chủ yếu các trang là ghi như cái ảnh tôi chụp lại đây.

Hàng số bên trái là ngày (các trang khác có chỗ ghi rõ chữ “ngày”), còn là một dãy dấu nhân. Đến đây các bác chắc đoán ra rồi. Đây là nhật ký làm việc của em. Hàng ngày, sáng hôm sau, khi em thức dậy, em không quên đánh dấu “X”, cứ bao nhiêu lần tiếp khách là bấy nhiêu dấu “X”. Tôi không khỏi bất ngờ về cách ghi chép thô sơ, đơn giản này. Hôm đó, tôi đợi cho được chính em ở phòng đó tiếp khách xong rồi đi qua đêm với em, sau đó tôi không thấy tiếc là mình đã đợi.

2. Em kể rằng, tất các các con hàng Đồ Sơn mà em biết đều ghi chép kiểu này. Công dụng của nó là để cuối tháng, cuối ngày, hoặc cuối tuần “đọ sổ” với chủ, tức là so sánh với chủ, rồi từ đó mà thanh toàn tiền. Tất nhiên có nhiều đứa ghi gẩm phức tạp hơn, có đứa viết nhiều chữ hơn, nhưng nói chung đều dùng ký hiệu. Trong trang này, có những ký hiệu dấu sao “*” trong vòng tròn, đó là đi qua đêm, tính bằng 3 cuốc đi nhanh. Tôi tỉ tê hỏi các ký hiệu khác, thì em chỉ nói cái dấu “X” có gạch dưới là những lần em đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2 nhát, được bo khá. Còn cái dấu “X” nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không nói.

3. Như vậy, đây là một dạng “văn vật” có hồn. Tôi vốn dân làm nghề “tò mò” nên cố ý xé rách hẳn 1 tờ, bảo anh tưởng qua rồi em vứt đi. Tôi bèn đền em bằng cách chép lại cho em y sì trang này, vào 1 trang khác. Em khen xuyt xoa là anh chữ đẹp quá. Tôi thủ lấy 1 trang mang về, chả biết để làm gì, nhưng cứ giữ lấy. Bỗng hôm nay có ý định kể cho các bac trong 4r này câu chuyện về nó.

4. Trong trang này, có ngày em đánh dấu 16 “nhát”, nói chung số ngày có trên 10 nhát hơi nhiều, trung bình gọi cho là 10 nhát. Mới thấy cái cường độ làm việc của các em ghê gớm thật. Tôi tìm cả quyển sổ ghi nhật ký khoảng 3 tháng, ngày nhiều nhất là em đánh 21 cái dấu “X”, tính ra là 23 lần để đọ với chủ, lại có 3 lần gạch chân. Tức là ngày đó cái bím của em ăn 23 lần. Ghê quá. Ngày ít nhất là 1, nhưng chỉ 1-2 ngày như thế mà thôi. Em kể chuyện với tôi, ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã đi khách tính với chủ là 50 lần. Không sao hiểu nổi. Em giải thích: Con ấy đẹp, cao như hoa hậu, ngày khách đông vì hội hè mà, nó đi 3-6 thằng một lần. Khoảng trên dưới 1 giờ là xong tất cả các anh. Tôi hỏi em: Đi mấy đứa 1 lần thì ghi thế nào? Em cười bảo: Em chưa đi bao giờ nên không nghĩ là sẽ ghi thế nào. Các bác tư vấn cho em ấy đánh dấu thế nào nhỉ? Hay là làm một cái vòng tròn to, trong đó đánh 3-6 cái dấu X?






Mặc định

Em M kể cho tôi một chuyện này: Có lần, bố em tìm đến Đồ Sơn gặp em. Chuyện này là thường. Khi có bố đến, em sẽ được bọn chủ bố trí cho làm việc ở một nhà hàng nào đó, rửa bát thật. Bố xuống thấy con hùng hục vào bếp, rửa bát lớ ngớ thì thương lắm. Nào em có phải rửa bao giờ đâu mà biết. Bà chủ thấy thế thì bảo: “Thôi mấy hôm nay cho cháu nghỉ chơi với bố”. Bố em cảm động lắm. Nào ông có biết, bà chủ cũng có tiền thằng chủ cho, vì phải gửi em vào đó mà. Tất nhiên, các ông bố bà mẹ đến Đồ Sơn, có hàng ngàn lý do phải ra về ngay. Nơi làm việc, một ngày là đống tiền, bố (mẹ) ở đây không được đâu. Đuổi khéo. Em M. đã mang về cho bố mẹ một đợt 5 triệu đồng để sửa nhà, nên bố em quyết đến tận nơi xem con mình làm gì mà nhiều tiền thế. Hỡi ơi, những ông bố nông dân Việt Nam tốt nết mà ngu ngốc. Đáng thương thay. Nhưng những ông bố bà mẹ này thường ở vùng sâu, vùng xa. Còn các em đồng bằng ở Đồ Sơn, thường là nói dối đi làm may, làm gì đó ở Hải Phòng, Hà Nội. Công ty May vốn Đài Loan trên đường từ Hải Phòng ra Đồ Sơn cũng là 1 nguồn cung cấp hàng cho Đồ Sơn. Đầu tiên là làm thêm. Lương công nhân may 400-500.000 đồng/tháng, còn em làm thêm thế này, sau rồi bỏ việc, làm thêm thành làm chính.

Em M kể: “Có đứa bố, mẹ ra, ở tầng 2, con vẫn tiếp khách ở tầng 3, tầng 4. Vì ông bố được chủ bố trí nghỉ ở tầng đó, còn con thì coi như dọn buồng, nấu ăn. Khách đến khách đi ông bố cóc biết gì đâu. Lúc đầu ông đến bọn chủ cho ông đợi dài cổ, bảo con ông ra Hải Phòng mua thực phẩm, thực ra nó cho con bé nằm cố định ở 1 phòng, hoặc có chạy thì loanh quanh trên đó, có thằng bảo vệ gác cầu thang rồi”.

Sau này, em M có sắm được 1 cái điện thoại đen trắng, nháy gọi cho tôi kêu “Nhớ anh”, sau rồi cóc thấy nữa, 1 lần em mượn máy khác, bảo thằng chủ nó vứt của em đi rồi. Tôi bảo em, em về Hà Nội đi, làm thuê ở 1 hàng làm đầu, rồi có nghề. Nếu muốn làm thêm thì cũng được khá hơn, rồi sau mở lấy một hàng làm đầu, thuê cửa hàng mà sống. Em bảo một thời gian nữa. Vì thằng chủ còn giữ 7-8 triệu chưa trả, chưa hết hợp đồng. Em bảo làng em, sau khi em đi làm về, thì béo tốt hơn, đẹp hơn, có 5-7 thằng đến hỏi làm vợ, em về làng là đắt như tôm tươi, nhưng chưa muốn về. Nhưng từ nay đến tết sẽ về. Riêng cái khoản kế hoạch này tôi không tin. Các em, như em M đã quen kiếm tiền dễ dàng mất rồi. Tuy em chỉ được tiền bèo bọt thôi, nhưng được nuôi bao, không cần vất vả suy nghĩ. Kiếm 1 tuần bằng ở quê làm cả năm. Biết là hàng Hà Nội, Hải Phòng kiếm hơn cũng không đi ngay đâu, nói gì nghĩ đến chuyện làm 1 nghề nghiêm túc. Từ khi tôi quen em, đến nay mấy tháng, em chuyên nghiệp lên nhiều, vô cảm hơn nhiều. Tôi nghĩ, còn sống được là các em còn ở. Khi có đợt mới ra, các em trẻ hơn cạnh tranh mất khách, nhà chủ đuổi hay đối xử thậm tệ các em mới tính chuyện hồi hương lấy chồng. Vả lại, mới 20 tuổi, còn trẻ chán mà.

Em M một hôm tỷ tê kể cho tôi về các hạng khách. Em coi tôi là người thân rồi, nên kể hết. Em kết luận học sinh Đồ Sơn hư hỏng hết. Nói chung học cấp 2 là đi chơi gái rồi. Dễ quá mà. 90 ngàn thì nó kiếm dễ, có khi tiết kiệm tiền bố mẹ cho ăn sang cũng nên. Có thằng, vào phòng không biết làm gì, gọi gái là chị, nói thẳng là em chỉ để biết nó thế nào thôi. “Thấy em cởi quần áo ra, nó run cầm cập. Nhìn mê mải vì chưa bao giờ nhìn thấy con gái khoả thân mà. Những đứa ấy em chỉ động vào chưa đến 1 phút đã bắn tinh ra rồi. Nhiều khi cũng thương. Nó bảo chị ơi em thế có phải là hỏng rồi không?”.

Có một lần, M gặp một ông khách, mà khi nhìn thấy chim, em liền cuốn gói chạy luôn. Đó là 1 con chim đại tướng, to không thể tưởng được. Theo em, gái hàng sợ những ông như vậy. các em coi chuyện đó là việc làm. Càng làm ít càng tốt. Vả lại. sau khi đã đi mươi ông khách, mà lại chịu một ông như vậy thì coi như đi buôn mất vốn nhiều lần. Em M kể rằng, các em đều thích đi những ông già có vẻ trí thức, hơn là đi thanh niên 20-35 tuổi. Vì sao? Ông già yếu, có ông không làm gì được, chỉ dùng tay vuốt. Nếu có chơi thì cũng rất nhanh. Các ông già trí thức thường có gia đình, sạch sẽ, sống được đến tuổi ấy chứng tỏ chưa có bệnh phong tình. Còn nhất là bọn nghiện thì các em phát hiện ra, dù bị phạt cũng chạy. Người 30-40 là em sợ nhất, bọn này dai sức, có kinh nghiệm, chơi lâu. Em M bảo: “Có thể những người đó làm chồng, làm người yêu thì thích, nhưng chúng em không phải loại có thể yêu hay lấy những anh ấy”. Thế đấy. Các bác đừng huênh hoang mình khoẻ, mình dai với gái. Hàng nói nó thích chẳng qua dối trá, làm… hàng mà thôi. Điều thích nhất của chúng là tiền, tuy nhiên, có đứa có hiểu biết, biết rằng kiếm được tiền thì cũng phải phục vụ thế nào, nên nó phục vụ tốt. Em M, tôi cho là cũng là loại phục vụ tốt, bây giờ nhiều khách, mặt đẹp, phải cái hơi thấp, nhưng người em đẹp, dù ở Đồ Sơn thế, nhưng mọi bộ phận xuống cấp chậm lắm. Tôi bắt đầu ít thấy thương em, hơi chan chán. Tuy nhiên, em vẫn tin tưởng tôi là người đối với em tử tế, gặp thì nói chuyện rất tự nhiên. Em bảo khi nào em về quê, qua Hà Nội rủ tôi về quê em chơi. Tôi cũng thích xem bản người Mường, đồng ý luôn. Theo lời kể của 5 em, tôi đã nhờ người hỏi đến nơi, đúng là các em ở đó.

Nhat Minh ( Theo CHF. Com. VN )

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 20:00 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2008

Âm nhạc Việt Nam #2

Tuần này denon67 xin giới thiệu album nhạc Việt tuyển chọn tiếp theo. Album nhạc Việt 02 gồm 10 bài hát của 10 ca sỹ và ban nhạc đang nổi ở Việt Nam. Vẫn quen thuộc với khản giả như Hồ Quỳnh Hương, Lương Bằng Quang hay Tùng Dương, và cũng có những gương mặt mới hơn như Thủy Tiên, Song Huy, album 02 mang đầy chất trẻ của nhạc Việt.



Trước khi download hoặc nghe album, các bạn cần đọc chú ý dưới đây.

Chú ý:

- Không thể download nhạc trực tiếp bằng trình duyệt. Bạn phải có chương trình hỗ trợ download như Internet Download Manager (IDM) hoặc Flashget mới có thể tải nhạc về được.
- Sau khi nghe thử bài hát, các bạn có "nghĩa vụ" phải xóa ngay lập tức. Nên mua đĩa gốc để bảo vệ bản quyền tác giả.

Danh sách các ca khúc trong Album 02

1. Có Nhau Trọn Đời - Hồ Quỳnh Hương
2. Lại Một Lần Nữa - Hồng Ngọc
3. Bay Cùng Tình Yêu - Lương Bằng Quang
4. Sóng - Microwave
5. Điều Ước - Nguyễn Ngọc Anh
6. Những Giấc Mơ Dịu Dàng - Song Huy
7. Lời Trái Tim Em - Thu Thủy
8. Ngôi Nhà Lạc Lõng - Thủy Tiên
9. Mái Ấm - Thủy Triều Đỏ
10. Ôi Quê Tôi - Tùng Dương

Nghe nhạc trực tuyến


Nhãn:


Đăng bởi Mystical Orient :: 23:13 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------
Nhân đọc bài của bạn Hoàng Tuán' blogs


Hôm nay ngồi buồn vào trang cửa sổ blog thấy bài " Tập làm ma men vất vả thật " của Hoàng Tuấn' blog nghe cậu ta nói về chuyện đàn ông, thanh niên uống rượu rồi say rượu sao mà cứ như chuyện của mình vậy, chẳng nhẽ những thằng đàn ông khi uống rượu rồi say tất cả đều giống nhau sao???!.

Thú thật là tôi cũng chả nhớ là mình bắt đầu biết uống rượu từ bao giờ nữa, chỉ biết rằng từ bé cho đến khi học hết lớp 12 thì ngay cả nước chè cũng còn không biết uống nữa là. Sau đó là thời gian học tại trường Quân y 1 Sơn Tây hồi đó lính nghèo phụ cấp được mấy xu chưa lĩnh đã hết cộng với mấy trăm nhà cho cũng chỉ đủ cho mấy chú lính chiều thứ bảy ra phố chơi làm mấy ấm chè, vài điếu " Ba con năm không đầu lọc " sang hơn thì cái bánh đa nướng hoặc đĩa lạc rang chứ lấy đâu ra rượu chè. Tôi vẫn nhớ năm đầu tiên được nhà trường cho về ăn Tết, tối mùng 2 Tết đi chúc Tết cùng với mấy thằng bạn học hôm đó có chót dại uống 2 chén rươu chanh mậu dịch vậy mà về say nôn mửa đầy nhà rồi nằm liệt luôn cả ngày mùng 3 mới dậy được ( Loại rượu ấy nói không phải khoe bây giờ tôi có làm cả chai đi tán gái vẫn chuẩn ). Vậy có lẽ tôi bắt đầu trở thành đệ tử của lưu linh là từ khi ra trường và nhận công tác tại Quân y Viện 110 Bắc Ninh ( Hà Bắc cũ ) nơi nổi tiếng với rượu Làng Vân trong vắt nấu 100% bằng sắn. Đất Bắc ninh có làng rượu nổi tiếng, gái Kinh Bắc xinh, giỏi giao tiếp và còn có cả tài uống rượu nữa. Đời lính xa nhà sống nơi heo hút không có một thứ gì có thể học tập hoặc giải trí thường xuyên được hồi đó Bắc ninh chỉ có lèo tèo vài dãy hàng quán vừa tạp hoá vừa quán ăn kiêm quán nước + rượu, mà ăn thì đã có nhà nước nuôi, mặc nhà nước cấp, nước thì trước cửa dãy nhà nào cũng có một thùng nên chúng tôi khi đó ra quán thì chỉ có mỗi món C2H5OH là cần mà thôi ( Nói đến đây cũng phải xin lỗi các bạn trẻ Bắc Ninh hiện nay. Bây giờ Bắc Ninh của các bạn hiện đại quá, đầy đủ quá nơi các bạn ở sẽ trở thành một Thành phố vệ tinh của Hà Nội còn hồi chúng tôi ở đó thì nó chỉ là một thị xã nhỏ bé của một tỉnh nghèo mà thôi ) diễn giải hơi dài giòng không phải để nguỵ biện cho việc tôi sa vào rượu chè nhậu nhẹt, nhưng là một thằng trai mới lớn thì khó tránh khỏi cám dỗ, adua theo chúng bạn, đời lính thiếu thốn tình cảm nên mỗi khi gặp được thằng bạn cũ, nhận thư người yêu, được thăng cấp là tất cả lại kéo nhau ra quán mà chiến đấu với " anh 500" hay " anh 650ml " cho tới khi ngả nghiêng đất trời. Thú thực là khi ngồi vào bàn nhậu gặp chiến hữu hò hét chúc tụng thì cảm thấy hưng phấn chứ đến lúc say nôn ra mật xanh, mật vàng người như phát ốm thì lúc ấy bụng bảo dạ bây giờ ai có cho tiền cũng " Em xin " và hứa sẽ không bao giờ thèm dây dưa với rượu chè nữa. Thế nhưng ôi thôi lại là cái sự thế nhưng, cuộc sống thì vẫn luôn tiếp diễn, ngày tháng thì vẫn trôi, hội hè thì vẫn có, bạn bè thì vẫn gặp mà khốn khổ cho tôi những thằng bạn tôi chơi cùng thì thằng nào cũng là cạ cứng của môn phái " Đệ tử lưu linh cả " nên đã gặp chúng là lại " ngất ngây cùng đất trời luôn " nhiều lúc gặp chúng cũng chỉ định cà phê cà pháo cho qua chuyện nhưng mình lại bị mang danh " Đệ nhất tửu " do chúng đặt cho nên cũng không thể chè khan thuốc vãn được chúng lại tưởng mình keo kiệt tiếc mấy xu rượu.

Chuyển nghành ra dân sự đã tưởng thoát được nhưng rồi cũng lại đâu vào đấy.Chỉ sau mấy buổi liên hoan ở cơ quan mới dù mình đã rất cầm chừng nhưng rồi cuối cùng vẫn lộ diện, ở quân đội thì có lý do của quân đội để chúc tụng nhau, ở dân sự có lý do của dân sự để cùng nhau mà uống để mà say, cái trò say sưa lúc bình thường nhìn mấy thằng khác say mình thấy bệ rạc quá không hiểu lúc mình say có trông giống chúng nó không nhỉ nhiều lúc cũng tự nhủ chả bổ béo gì cái món này đâu, rồi đọc báo nghe đài biết được những căn bệnh nan y do rượu gây ra nghĩ cũng khiếp rồi lại ra quyết tâm thế nhưng chỉ được mấy hôm lại đâu vào đấy nghe mấy thằng bạn nói ngọt rằng " Cuộc nhậu này không có mày thì mất vui " thế là lại lên đường và rồi lại tiếp tục cái điệp khúc : Cùng nhau đi nhậu - Cùng nhau uống tẹt ga - rồi lại say thấy ông bà ông vải - Tỉnh rượu lại hứa sẽ...

Thế nhưng .... Rồi lại thế nhưng. Hôm nay phải cám ơn bạn Hoàng Tuấn, đọc bài viết của bạn nó gợi ý cho tôi để có thể làm nên bài viết này và cũng có đôi lời của một kẻ ( Cứ tạm coi như là ma men gạo cội đi ) nhắn nhủ với bạn rằng, bạn không cần phải tiêu phí tiền bạc, sức khoẻ và thời gian để trở thành một ma men đâu, bởi vì đời này đâu có thiếu những điều hay ho hơn tốt đẹp hơn để bạn học theo.

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 17:27 :: 1 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2008

Kỷ niêm 40 năm vụ thảm sát Mỹ Lai ( Sơn Mỹ )

Ngày 16 tháng 3 năm 1968 là một ngày không thể quên với toàn dân làng Mỹ Lai. Khi ánh bình minh vừa tràn ngập, người nông dân chuẩn bị ra đồng, trẻ em đang chuẩn bị tới trường, một ngày mới với bao công việc và dự tính lo toan thì tại hoạ đã ập tới với những con người hiền lành vô tội. Hàng đoàn lính Mỹ súng ống lăm lăm trong tay đã dồn những con người khốn khổ không một tấc sắt trông tay vào một góc làng ( Trong đó phần lớn là người già và trẻ em ) rồi xả súng giết họ. 504 con người đã vĩnh viễn ra đi. Ngày 16 - 3 hàng năm đã trở thành ngày giỗ chung của cả làng Mỹ Lai, một cái giỗ có thể nói là lớn và đau thương nhất trên đất nước Việt Nam. Hôm nay kỷ niệm 40 năm ngày đau thương này tôi có mấy dòng suy nghĩ thay cho một nén nhang tưởng niệm tới những con người vô tội đó.




Một cựu chiến binh Mỹ bên cạnh những người dân còn sống xót sau vụ thảm sát





Lễ cầu siêu cho những nạn nhân trong vụ thảm sát










Người mẹ này là người duy nhất còn sống ót trong một gia đình có 9 người






Ngôi nhà bị đốt cháy. Chứng tích của vụ thảm sát





Người dân bị lùa đi giết




Xác chết la liệt khắp nơi





Bia tưởng niệm ghi tên các nạn nhân của tội ác

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 19:07 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2008

Từơng thuật ( không trực tiêp ) cuộc đi chơi cùng chị em nhân ngày 8 - 3

- 5H 30' : Đồng hồ báo thức kêu, mắt nhắm, mắt mở đầu thì vẫn còn váng vất bởi buổi liên hoan tối qua với các em cùng cơ quan.
- 5h35' : Lấy hết nghị lực vùng dậy vì nhớ đến nhiệm vụ nặng nề của ngày hôm nay.
- 6h00' : Đã chuẩn bị xong, lên đường thôi.
- 6h15' : Đến điểm tập trung, vắng teo mới chỉ có vài người. Thế mà hẹn 6h30' xuất phát.
- 6h30' : Mới chỉ thêm có vài người nữa, đói quá rủ một bà đi kiếm đồ ăn mà không có.
- 6h55 : Quân số đã tương đối đông đủ, xe cũng đã đến nhưng vẫn chưa đi được vì còn thiếu vài người và giờ chưa tốt ( dân trí thức càng ngày càng mê tín ).
7h 05' : Xuất phát ( Chậm so với dự kiến 45' , không hiểu bao giờ dân Việt mình mới bỏ được cái kiểu co giãn mênh mông này nhỉ ) tạm biệt Hà Nội nhé....... Tối chúng tôi lại về.
- 9h15' : Đến Kiếp Bạc đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn người đã 3 lần đánh thắng quân Nguyên Mông, chị em nhà ta thì chắc ít người biết sự tích này mà chỉ nhăm nhăm lo sắp lễ và cầu khấn, xin lộc thánh Trần., gớm mấy em trẻ mà khấn, vái dẻo như kẹo kéo, mình kéo 2 đực rựa đi cùng ( cả đoàn có 3 chú đi tháp tùng ) ra ngoài cổng đền chơi ( sau khi đã chụp được một số ảnh cho chị em ), ngồi uống nước và bỏ ra 10.000đ để thử nghe một chú thầy bói phán bậy về tương lai hậu vận ( Đất này sao lắm thầy bói thế không biết, đi mời chào khách xem bói chật cả đường ) mà bói như kiểu mấy chú anh đây nói còn hay hơn.
- 11h : Chị em đã khấn vái xong, bụng cũng đã đói rồi. Tìm chỗ nào nạp năng lượng thôi.
- 11h15' : Tìm được chỗ để ăn, cái quán này chắc cả năm nay mới có được đoàn khách sộp nên lúng ta lúng túng cầm tinh con cà cuống luôn.
12h : Đã chiến đấu xong ( 3 chú tuỳ tùng bị các chị em quây kể cũng hơi mệt ) tất cả nhằm Côn Sơn thẳng tiến. Mà ban tổ chức chơi ác quá cho ăn no rồi bắt leo núi như thế này thì có mà toi.
- 12 15' : Đến Côn Sơn nơi thờ Nguyễn Trãi ( Quân sư của Lê Lợi ) lại một màn khấn vái nổ trời nữa của chị em, mình và 2 thằng kia lại tiếp tục lang thang, chụp ảnh, ngắm cảnh.
- 15h15' : Ra xe, ban tổ chức hẹn 15h30' tất cả đoàn phải có mặt để về nhưng cũng chỉ có được mấy người là đúng hẹn
- 16h : Sau 45' trễ hẹn ( Giống như lúc đi ) cuối cùng mọi người lại có mặt đông đủ để đi về.
- 18h : Về đến nhà, kết thúc một cuộc đi chơi cùng chị em nhân ngày Quốc tế Phụ nữ. Mệt mỏi nhưng vui vẻ. Chúc các chị mạnh khoẻ, luôn tươi trẻ, sang năm nếu có nhu cầu chúng tôi lại sẵn sàng đi tháp tùng.






Dàn trống trận của quân Trần

Quả chuông này sẽ được kéo lên mỗi khi quân giặc tới

Trước cửa đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn



Cổng đền Côn Sơn

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 08:15 :: 3 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2008

Như một lời xin lỗi

Vậy là năm nay mình lại không có mặt trong buổi gặp gỡ đầu năm của do các bạn học cùng lớp 12I Trường Phổ thông trung học Xuân Đỉnh niên khoá 1984 - 1986 vì nhiều lý do trong đó có lý do về sức khoẻ. Xin gửi tới các bạn cùng lớp lời xin lỗi chân thành nhất và các bạn hãy tin một điều rằng dù có thể tôi không đến được nhưng tập thể lớp 12I năm đó vẫn in đậm trong trái tim tôi, không gì có thể làm tôi quên được các bạn, quên được những kỷ niệm dưới mái trường năm xưa. Thời gian trôi thật nhanh, vậy là đã hơn 20 năm kể từ ngày chúng ta rời xa mái trường Xuân Đỉnh thân yêu. 20 năm một khoảng thời gian đủ biến chúng ta từ những cô bé, cậu bé ngày nào giờ đã trở thành những trụ cột trong gia đình, những ngừi cha, người mẹ gương mẫu trong dạy bảo, giáo dục con cái, những công dân tốt của xã hội, một só bạn đã trở thành những doanh nhân thành đạt có đóng góp nhiều cho quê hương đất nước, một số bạn khác được đảm trách các chức vụ cao trong các cơ quan nhà nước. Tuy rằng trong lớp ta vẫn còn có nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn, cuộc sống còn nhiều vất vả nhưng hãy tạm quên đi tất cả và hãy cùng đến bên nhau, để hồn nhiên nhớ về những kỷ niệm học trò, những năm tháng của ngây ngô, của nhút nhát, của những trò nghịch dại, của những buổi trốn tiết đi sang vườn các CỤ ăn trộm hồng xiêm, hay đá bóng ngoài sân vận động. Cùng nhau họp mặt để nhớ về một thời áo trắng sân trường đã qua, nhớ về các thầy cô đã dạy dỗ chúng ta nên người, công ơn của các thầy cô chúng em không thể nào quên.


Một số hình ảnh về buổi họp lớp năm 2005





































Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 19:24 :: 1 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2008

Sự khôi hài khó tin

Hình ảnh có thể thay lời nói lên nhiều điều. Nếu các bạn không tin thì hãy xem những hình dưới đây.

Lái xe khi say rượu

4 chân cũng ... đổ

Tita...múc

Thần chết đuổi theo

Chú chậm hơn anh rồi, chỉ đáng ngửi ... nách thôi

Lời chúc quá nồng nhiệt

Cho mày 1 chày vì tội chửi đểu

Những người đẹp và con thú

Nhà bác học yêu thể thao

Thế võ phượng hoàng vồ mồi

Vừa thi đấu vừa ăn ... bánh

Thôi chết chú này rồi

Ê thằng kia, ngồi đó dòm đểu à

Thụt cái thủ cấp xuống tí

Thích chụp ảnh biếm họa à?

Cú xe đạp chổng ngược điêu luyện

Thế ngư ông giả chết bắt quạ

Này ông vện, lùi về ghế của ông đi

Trùi, thằng kia số hên quá

Nụ hôn nghề nghiệp

Thế "bàn tọa phi vân đẩu"

Nụ hôn kinh hoàng

Cú nhảy cầu bất đắc dĩ

3-4-5 ... gục ngã

Chết này





Nhãn: ,


Đăng bởi Mystical Orient :: 15:06 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------