Trời Sáng

Thứ Ba, 17 tháng 6, 2008

Những cổ động viên đặc biệt









Nhân dịp EURO 2008 đang diễn ra sôi nổi và thu hút hàng triệu cổ động viên trên thế giới không phân biệt tuổi tác và giới tính đã làm nên sắc màu hoành tráng của EURO 2008. Hôm nay Denon67 giới thiệu vào đội ngũ cổ động viên một đội cổ động viên đặc biệt và chắc cũng không kém phần cuồng nhiệt.

Nhãn: ,


Đăng bởi Nhật Minh :: 17:38 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2008

Thơ tình con cóc

Em ơi em chẳng đẹp đâu
Không tin cứ thử gương Tàu mà soi
Ừ thì có thắm làn môi
Ừ thì hai núm đồng tiền đã sao?

Thông minh trán tất nhiên cao
Đã là con gái mắt nào chả xanh?
Kể chi suối tóc mát lành
Cứ lười không cắt tóc anh cũng dài

Bảo em son phấn là sai
Nhưng trời nắng đẹp má ai chả hồng?
Chưa già tất phải trẻ trung
Chị anh hồi sắp lấy chồng chả thua

Ô kìa rõ lạ chưa
Hay là em ngỡ anh đùa trêu nhau?
Thật đấy mà
Chẳng đẹp đâu...



Em đẹp thì mặc kệ em
Em tưởng rằng là tôi thèm lắm sao
Em treo giá em thật cao
Mai này em bán hai hào tôi chẳng mua
Em mơ hoàng tử con vua
Em thích cuộc sống chẳng thua người nào
Em thích xe hơi nhà lầu
Thích khoe em đẹp mặc dầu em ngu

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 17:56 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Chủ Nhật, 1 tháng 6, 2008

Tôi đi ăn thịt chuột !

Theo truyền thuyết dân gian thì chuột là con vật đứng dầu trong 12 con giáp theo cách tính năm tuổi âm lịch của Việt Nam, Trung Quôc và một số nước trong khu vực châu Á. Chuột thuộc loài gặm nhấm và có sức sinh sản cao, thức ăn chủ yếu của chuột là lúa, gạo , ngô ... vv ... nói chung chuột là kẻ thù của sản xuất nông nghiệp và nhiều nghành kinh tế khác của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới theo thống kê của tổ chức WHO quốc tế một con chuột cái một năm có thể sinh sản 3 - 4 lần, mỗi lần có thể đẻ ra 6 -7 chuột con và mỗi con chuột một năm có thể ăn hết 30 - 40 kg lúa gạo và vòng đời của một con chuột cái là có thể đẻ ra 120 chuột con trong vòng 5 năm

Nói chung theo quan niệm dân gian của các nước Á Đông thì chuột là một con vật có hại,gây nhiều ảnh hưởng tói sự phát triển kinh tế của các nước( nhất là các nước đang phát triển ), Ở Việt nam con chuột là một con vật được cho là gần gũi trong đời sống của nhân dân, chuột có mặt ở khấp nơi - Trong cuộc sống thường nhật - trong truyền thuyết dân gian - Trong tranh dân gian - Trong thơ ca hò vè, tuy được coi là gần gũi với con người như vậy nhưng với đại da số người dân Việt nam thì chuột là một con vật gớm ghiếc, bẩn thỉu, phá hoại mùa màng, phá hoại vật dụng gia đình là tác nhân gây nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với họ thì nhìn nó đã thấy ghê rồi chứ còn nói gì đến bắt về để chế biến ăn thịt.

Nhưng ở tại một làng quê ( Xin nói rằng đó không phải là ở một nơi lạc hậu nhất nào đó trên đất Việt Nam ) mà đó lại là một vùng làng quê với làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng Việt Nam ( và có lẽ cẩ trên thế giới nữa ), là nơi có đền thờ 8 vị vua nhà Lý ( Nhứng người đã có công mở mang bờ cõi Việt Nam ) đó là làng Đình Bảng ( Huyện Từ Sơn - Thành phố Bắc Ninh ) - Cái làng có truyền thống làm giả thuốc lá nội có, ngoại có siêu nhất Việt Nam, thì từ xưa đã có truyền thống là bắt chuột về làm thức ăn trong nhứng bữa cơm hàng ngày, chuột đwược dân ra đồng bắt ( Cùng với chó săn )hoặc đặt bẫy. Sau khi bẫy được chuột về món chủ yếu được chế biến là ( Sau khi làm sạch lông, mổ lấy hết ruột vứt đi, chỉ giữ lại bộ gan ) là ướp lá chanh rồi mang đi luộc hoặc hấp sau này người dân chế biến thêm vài món nữa như xào, chua ngọt, om đậu phụ chuối, rán ( Mấy món này chỉ áp dụng được với chuột đồng, vì thịt nó săn chắc và không béo ).

Đợt Tết vừa rồi đọc trên một tờ báo thấy quảng cáo món thịt chuột của Đình Bảng ngon quá mấy thằng dân nhậu bọn tôi háo hức bảo nhau lúc nào có dịp thì thử sang đó chén thử món ông "Tý " xem nó ra làm sao. Thế rồi cũng do công việc bận rộn đường xá xa xôi nên cũng chưa có dịp thực hiện ý định, mãi tới cuối tuần vừa qua ngày nghỉ nằm nhà mãi chán, tôi bèn rủ thằng bạn hôm nay quyết định làm " mèo " lên đường trực chỉ hướng Đình Bảng xơi tái lũ chuột. Hai thằng đi đường tắt qua Đông Anh hơi bị xa nên mãi 12h trưa mới tới nơi, quả thực trái với tưởng tượng của hai thằng là trong làng quán thịt chuột mọc lên nhan nhản ( Cho đúng với truyền thống và những lời đồn thổi mà ) hai thằng tìm đỏ mắt khắp làng mà chả thấy một quán thịt ông " Tý " nào cả, ngay cả chợ của làng,nơi đồn là thịt chuột được bày bán nhiều như lợn con cũng không thấy gì cả, vừa mệt vừa chán hai thằng quyết định hỏi thử một bà bán thịt lợn ở chợ thì không ngờ lại trúng phỏm, bà này sáng bán thịt lợn, có khi cả thịt chó, chiều mới bán thịt chuột sống cho dân mang về nấu ăn ( Tại sao chiều mới bán thịt chuột nhỉ ??? )vì bà ta chỉ bán chuột sống ở chợ còn ai có nhu cầu ăn thịt chí thì phải đến nhà bà ta ( Ăn tại nhà riêng ) chứ không phải quán xá.

Hai thằng theo bà ta về nhà ( Nhà ở gần chùa Đình bảng ), sau khi vào nhà nước non với chồng bà ta một hồi bụng cũng đã réo hai thằng quyết định chén, bà chủ vào buồng bưng ra một cái mẹt trên có khoảng 3, 4 chú chuột cống to đùng ( Mỗi con phải 3 - 4 lạng ) đã luộc chín và ướp chanh thơm phức ( Tuy nhìn cũng hơi ghê ghê )rồi mang xuống bếp chế biến, do không báo trước ( Theo lời bà chủ ) nên hôm nay chỉ có món hấp lá chanh thôi. Cuối cùng thì thịt chuột cũng được đặt trong một cái đĩa đầy tú hụ mang lên ( hai thằng quyết định ăn 2 con mà ) thoạt tiên thì nhìn nó giống đĩa thịt gà luộc ( Về màu sắc và cách bày biện ) tuy bụng bảo dạ là đi ăn của đặc sản quí hiếm nhưng hai thằng cũng hơi ngần ngại và phải qua 2 chén rượu sếch mới dám rón rén động đũa, thịt chuột dai, không mỡ ăn có mùi thơm có cảm giác là gần giống thịt chân giò ( Lợn ) luộc, tiếc là chỉ có một món nên 2 thằng ăn không vào lắm ( Cũng còn vấn đề tâm lý nữa ) nên hai thằng chỉ ăn hết một con, còn đâu gói lại đem về làm quà nhân thể cũng đố luôn bọn ở nhà xem là thịt gì.


PS : Nhân bữa đi ăn thịt chuột về đánh thử con đề 10- 01 ( Theo cách luận của dân chơi đề ) thế mà nó lại về 18 thế có chán mớ đời không cơ chứ.

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 17:17 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------