Trời Sáng

Thứ Bảy, 28 tháng 11, 2009

Việt - Lào hai nước chúng ta !

Nhân dịp Sea Games 25 sắp diễn ra tại đất nước Lào anh em, denon67 xin post lại bài này từ blog Green AIT như thể là một lời chia vui với sự kiện trọng đại của đất nước Lào anh em.

Ai cũng biết là Việt Nam, Lào là anh em.Nhưng một sự thật phũ phàng là: Cái gì tệ ở Việt Nam cũng gán cho cái mác Lào.
Đôi dép mang gớm nhất, rẻ nhất là đôi dép Lào (15.000 đồng = 2 đôi).
Bệnh thì có bệnh lang ben, hắc Lào.
Cái thứ thuốc hút gớm nhất cũng là thuốc Lào.
Cơn gió khắc nghiệt nhất cũng gọi là gió Lào.
Và .... có một ông doanh nhân nọ người Lào sang Việt Nam làm việc cũng đã lâu. Trong một chuyến đi công tác Hà Lội, trên xe buýt, ông ta ngồi chung với 1 người Hà Nội. Sau khi đến trạm dừng, người Hà Nội kia phát hiện là đôi dép mình không cánh mà bay. Ông ta la lên: "tổ sư thằng lào lấy của ông".Nhớ khi xưa bọn trẻ con ít được tắm rửa chăm sóc thuốc men, các chiến sỹ bộ đội của ta, những sinh viên nội trú hay bị mắc một thứ bệnh "mỗng gai" (gãi mông). Anh em thường hay gọi đùa là "thằng này bị hắc lào mông chi chít". Đồng chí Kai-sỏn Phônvihản bị gọi trìu mến với cái tên "ôm phản lăn ra biển". Ngoài ra còn khá nhiều tên hay, tên kêu của Lào được sử dụng để đặt cho các nhân vật trong nhiều truyện tiếu lâm đường phố. Tỷ dụ như là "ăn dày không ăn non" (Khăm Tày Xi văn đon), Xẻng to xúc xỉ than, Tha vì say - nhậu say quắc cần câu nên được tha (Thavi Say)...Cái tội làm ăn bớt, nói một đằng làm một nẻo thì được vu cho là "làm cái Lào ra cái Ý".Nói gì thì nói, không thể phủ nhận được sự thật người Lào và người Việt xưa nay vẫn cứ là anh em. Chả thế mà Việt Nam thường xuyên có những cử chỉ thiết thực giúp bạn Lào. Nào là quân tình nguyện sang "giúp" ổn định an ninh và xây dựng xóm làng. Nào là ông anh giúp ông em xây dựng thủy điện và ông em cũng vì thế mà bán điện giá "hạt dẻ" lại cho ông anh. Tình sâu nghĩa nặng còn có từ lâu đời với đại đa số quan chức, lãnh đạo cấp cao của Lào được đưa sang học tại Việt Nam, thậm chí có người còn được đào tạo ở trường Đảng Nguyễn Ái Quốc. Cơ cấu như thế trách gì tình chả sâu, nghĩa chả nặng? Anh em bên Lào gặp anh em Việt Nam luôn có câu cửa miệng "Sawat dee, Viet-Lao xamaki", tạm dịch là "chào người anh em, Việt - Lào hữu nghị", nghe sướng cái lỗ nhĩ mỗi khi tới làm khách ông em Lào.Ngẫm đi nghĩ lại, ta bỗng thấy ông anh Việt Nam dường như hơi khắt khe với ông em Lào. Cái gì xấu xa, ghê tởm thì đổ cho Lào, còn cái hay ho thì nhận về mình. Nào là "nhân tài đất Việt"; "sản phẩm nội chất lượng ngoại, giá thành chỉ bằng 1/3"; "truyền thống văn hiến lâu đời"; "chăm chỉ cần cù, nhẫn nại trong lao động, anh dũng trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm";... còn nhiều lắm, nếu kể ra có mà tới tết Công Gô cũng chưa hết. Khen mình mãi mà quên mất không khen ngợi gì người anh em Lào, thấy mà tội nghiệp.Thôi thì thằng em thấp cổ bé họng đành phải chịu vậy. Được ông anh đoái hoài tới cho cái này, giúp cái kia đã là may mắn lắm rồi. Đêm nằm ngắm trăng trung thu miền Savanakhet thấy trời trong vắt mà tâm hồn bỗng thư thái lạ lùng. Chẳng mơ bánh trung thu Long Đình, Đồng Khánh, tàng tàng như Đông Đô, Thu Hương cũng không dám, chỉ có cái bánh dẻo Xuân Đỉnh gõ bằng khuôn gỗ mít nhâm nhi cùng ấm trà Thái Nguyên đã thấy hạnh phúc lắm rồi. Thế mới hiểu tại sao người anh em Lào không "khát khao" và "tự ái" nhiều về những "biệt danh" mà ông anh Việt Nam thường gán cho.

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 17:17 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------
Tam quốc hài : Tào Tháo trả thù - Qua đêm với Điêu Thuyền..




























































































Qua đêm với Điêu Thuyền





















































































































































































































































































































































































































Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 09:52 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------
Tam quốc hài : Chơi xỏ anh hùng












































































































































Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 09:23 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Viết cho sinh nhật đã qua.




Bao lần tổ chức sinh nhật rồi nhỉ... không nhớ nữa. Chỉ nhớ rằng có những sinh nhật được chào đón tưng bừng, ngây ngất trong bia rượu, những lời chúc và ngập tràn trong hoa, quà xen lẫn thứ âm thanh mà người ta thường cho là âm nhạc. Lại có lần đơn giản với vài ly cafe đắng đủ để nhớ đến ngày sinh như một cột mốc trong đời. Hoặc có lần chẳng làm gì cả. Nhưng thế nào đi nữa, ngày ấy vẫn đến.

Người ta thường bảo: "Cái tuổi nó đuổi xuân đi" nhưng cứ mỗi lần sinh nhật, gã lại thấy mình trẻ ra. Mặc dù tuổi ngày càng nhiều hơn, 42 cái xuân xanh mà gã cứ như một cậu con trai 20. Vẫn thấy mình hồn nhiên, ngô nghê khi đứng trước một cô gái và nơm nớp lo sợ mình làm điều gì đó vụng dại. Có ai như gã không nhỉ?


Gã cũng không ngờ rằng bao nhiêu năm rồi mà gã vẫn thế, vẫn cái dáng hơi bất cần đời nhưng luôn vui vẻ, luôn tìm cách tự tạo niềm vui cho mình dù cuộc sống không thiếu những lúc khó khăn, thử thách hay những lúc tràn ngập nỗi buồn. Gã luôn tin vào tương lai, tin vào cuộc sống.


Năm nay gã quyết định sinh nhật sẽ không hoành tráng, không cầu kỳ, có chăng chỉ mấy thằng bạn thân cùng nhau làm bữa cơm bia thân mật rồi thêm chầu cafe tâm sự nhẹ nhàng. Gã muốn tưởng nhớ đến ngày ra đời của mình thật giản đơn.


Gã hơi băn khoăn không biết sẽ mừng tuổi mới trong niềm vui hay nỗi buồn nhưng gã chắc rằng sẽ không như một ngày bình thường. Cận kề ngày sinh nhật, khi nhận được những lời chúc mừng đầu tiên trong gã đã bắt đầu có cảm xúc hơn.


Mấy hôm trước ngày sinh nhật, trời Hà Nội mưa nắng thất thường. Ngày thì nắng nóng như thiêu như đốt rồi đêm khuya những cơn mưa dang dở dường như lại làm cho không khí thêm oi bức, ngột ngạt gây cảm giác tù túng, khó chịu. Thật may mắn đến hôm sinh nhật thì nắng nhẹ, không khí mát mẻ và có vẻ như mùa thu đã về trên từng hàng cây, góc phố chào đón một cái gì đó mới mẻ. Một điềm lành chăng.


Sinh nhật không đông nếu không muốn nói là ít, không ồn ào nhưng vui. Vui vì ngoài những người bạn cũ, bạn mới còn có mặt tình cờ của một người bạn. Năm anh em quây xung quanh một cái mâm cơm. Trên bàn ngổn ngang những chai bia, có chai bật rồi có chai chưa. Vừa ăn vừa uống vừa nói chuyện tếu táo. Thật bất ngờ, bằng sự hóm hỉnh của mình chính "người bạn tình cờ" đã làm cho không khí buổi sinh nhật đầy ắp những tiếng cười. Rất mong gặp lại người bạn này để nói lời cảm ơn lần nữa.


Một bữa cơm bia, một chầu cafe và gã đã có một sinh nhật đầy ý nghĩa như vậy đấy.Vui là thế. Nhưng hình như gã vẫn còn vương vấn một nỗi buồn đằng sau những nụ cười. Buồn vì có những người quên mất sinh nhật gã. Có những người bạn gã gọi là bạn thân, có những người gã xem như những người em đúng nghĩa nhưng tất cả làm gã thất vọng. Một cú điện thoại hỏi han hoặc đơn giản chỉ vài dòng tin nhắn chúc mừng gã cũng thấy ấm áp trong lòng, thế mà... Gã bị lãng quên.


Gã buồn nhưng trong thâm tâm không trách cứ một ai. Có nhiều lúc gã tự hỏi có phải do mình tệ quá không, lâu rồi gã sống không nhiệt tình với mọi người, không thực sự quan tâm tới một ai cả.


Hay là tại vốn dĩ cuộc sống nó vậy, cuộc sống ồn ào và vội vã đã kéo những người bạn ngày xưa dần xa nhau. Hay tại vì cái gì mà gã không biết... Có lẽ là tất cả, gã nghĩ vậy.


"Cuộc sống nó thế" - thằng Kều an ủi gã.Ừ, cuộc sống...Biết đâu ngày mai sẽ khác... cuộc sống mà.Ngoài trời mưa vẫn rơi tầm tã...

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 19:44 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Thứ Hai, 23 tháng 11, 2009

Hết chuyện " Ma " đến chuyện tiếu lâm của Nguyễn Quang Lập




Thời chiến tranh khốc liệt, ngày nào cũng bom nổ người chết nhưng có ối chuyện buồn cười, ở đâu cũng có, nhưng có lẽ Quảng Bình nói riêng, khu bốn nói chung là lắm chuyện nhất. Mình chỉ kể những chuyện mình biết, mình chứng kiến thôi. Những chuyện khác xin mọi người góp vào cho vuSuốt cả cuộc chiến tranh làng Đông Dương, nơi mình sơ tán, là một điểm tập kết của các đơn vị lính chiến trước khi vào Nam. Từ 1965-1972 không có khi nào vắng bóng những người lính Bắc.
Những người lính Bắc thường lười, ít khi giúp dân việc vặt, hoặc có giúp cũng qua quít, chiếu lệ để lấy lòng dân mà thôi. Được cái hầu hết đều ăn nói mềm mỏng, lịch sự, và đặc biệt cái giọng Bắc nó làm cho mê hoặc dân ở đây.
Dân ở đây vẫn gọi là giọng Bắc là giọng Hà Nội. Chẳng ai phân biệt được giọng Hà Tây với giọng Hải Phòng khác giọng Hà Nội ra sao, cứ định ninh đều là giọng Hà Nội.
Hà Nội hồi đó cao vời như Liên Xô, ai ai cũng ngưỡng mộ. Bất luận người đó thế nào, hễ nói giọng Hà Nội là mọi người đều nể trọng quí mến.
Mấy đứa đi sơ tán ra Bắc, gọi là K8, K10. Được một năm thì về, đứa nào cũng xổ giọng Bắc ngon trớt, tụi con nít ở nhà như mình ngưỡng mộ lắm, tối nào cũng túm tụm quanh chúng nó nghe chúng nó nói giọng Hà Nội: Chúng tao đi chăn châu. Nghe hai tiếng chăn châu sao mà sang thế không biết, cứ ngồi chóp chép miệng hoài, nói hay hè hay hè...
Ngày đơn vị đầu tiên về làng, toàn lính Bắc, ai cũng trắng trẻo, đẹp trai. Tụi mình đứng nép bên đường ngửa mặt nhìn các chú, cảm giác mê man giống như được xem phim. Mình nhớ có một chú gọi một chú khác: Xao thế thủ chưởng ơi! Nghe sướng lịm sườn.
Một chú chạy đến gần bụi tre, vạch chim đái. Tụi mình nhìn nhau ngạc nhiên. Tưởng mấy chuyện đái ỉa là của dân ngu khu ( đít) đen như mình, hoá ra các chú bộ đội cũng vậy a?
Cũng giống như thời mới đi học, ngưỡng mộ cô giáo vô cùng, cứ đinh ninh cô giáo thì không bao giờ ỉa đái. Một hôm cô giáo vỡ lòng đang đi với mình, bỗng chạy vào bụi, tụt quần đái xoè xoè. Mình thất vọng vô cùng.
Thằng Diệp rủ mình rình các chú đi ỉa để xem cửt các chú thế nào. Rình mãi rồi cũng phát hiện đựơc một chú nhảy vào hố xí, mừng húm. Đợi sốt cả ruột chú mới ra, hai đứa lập tức nhảy vào, lật nắp ra xem thì hỡi ôi cứt các chú cũng chẳng khác gì cứt mình, cũng thối inh.
Hồi đó nhiều nhà không có hố xí, khi cần thì nhảy ra bãi cát sau nhà. Các chú bộ đội mới vào, nhiều khi đau bụng không biết chạy đi đâu.
Một hôm đang bữa cơm, ông Mẹt Vị thấy chú bộ đội chui vào cái lậm để cuối vườn để ỉa. Cái lậm được làm giống cái hầm vuông nổi, dùng để đựng lúa khoai, tránh bom đạn, chắc chú bộ đội không biết, tưởng cái hố xí.
Ông mẹt Vị cầm bát cơm chạy ra nói răng ẻ đó chú? Chú bộ đội chẳng hiểu gì, tưởng là ông mời vào ăn cơm, bèn nói vâng, bố cứ xơi!
Ông mẹt Vị đi vào mâm hỏi anh Sơn xơi là cái chi, anh Sơn nói là ăn. Ông mẹt Vị thả cái bát, hầm hầm chạy ra cái lậm, nói răng chú ẻ lại mời tui xơi? Chú bộ đội đã xách quần đứng dậy, vui vẻ nói, bọ cứ ăn đi mà, cháu đã có cơm bộ đội.

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 17:56 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Chủ Nhật, 22 tháng 11, 2009

Chuyện " Ma " của nhà văn Nguyễn Quang Lập.


Chắc ai cũng thế, tự nhiên có những đêm không ngủ, chẳng biết lý do gì. Mình cũng vậy, đêm nay coi như trắng đêm.
Định bụng đến thứ 7 mới viết 1 entry, đi vào đi ra chán, hút hết gần bao thuốc, nằm đếm đến gần chục ngàn vẫn không sao ngủ được, thế là mò vào blog chơi.
Nghĩ mãi không biết víết gì cho người ta khỏi tự ái. Thôi thì kể chuyện ma.
Năm 1989, chia tỉnh mình theo anh Tường về Quảng Trị. Hội văn nghệ thì đóng ở Thị xã Đông Hà nhưng mình và anh Tường đều ghét ở Đông Hà, cả hai đều phản đối việc tỉnh chọn Đông Hà làm tỉnh lỵ, bèn về Thị Xã Quảng Trị, xin một dãy nhà cấp 4 của Thị xã làm trụ sở Tạp chí Cửa Việt.
Mình xây cái nhà riêng ở cạnh tạp chí luôn, cho tiện.
Anh Trần Quốc Vượng đi khảo cổ, ghé qua, chắp tay sau đít đi đi lại trước cửa tạp chí, gật gù khen ông Tường, ông Lập đéo biết gì về long mạch mà chọn cái nhà này hay ghê, vượng lắm đây.
Anh Tường nghe nói vậy thì mừng lắm, nhờ anh Vượng chọn cho cái phòng nghỉ của anh, anh Vượng chọn phòng cuối dãy, anh nói hướng tây bắc hợp mạng ông Tường.
Cái phòng ấy vừa làm phòng khách, vừa làm phòng nghỉ của anh Tường, cứ một tháng đôi lần anh từ Huế ra làm việc và nghỉ lại.
Tháng đầu anh ở phòng ấy không thấy anh nói gì, hỏi thì khen mác lắm, mác lắm.
Một đêm, khoảng gần sáng anh sang nhà mình gõ cửa hỏi xin nước. Mình nói nước chúng nó để cả phích đầy, anh uống hết rồi à? Anh không nói, ngồi một lúc nói có rượu không cho mình một chén. Mình lôi rượu ra, hai anh em ngồi hành lang uống.
Anh hỏi Lập ở đây lâu có thấy gì không? Mình nói không. Anh nói mình cũng rứa, nhưng hồi nãy thì sợ quá. Mình hỏi sao. Anh nói khoảng 2 giờ sáng mình mở mắt thấy một anh bộ đội đứng sát giường luôn. Mình hỏi ai đó, anh vẫn đứng yên. Mình bật dậy thì anh đó biến mất.
Mình cười nói chắc anh chiêm bao, có những giấc chiêm bao nó kéo dài đến khi mình tỉnh hẳn hoi cả hơn 1 giờ. Anh nói mình cũng đinh ninh rứa, cứ ngủ lại thôi, nhưng hồi nãy thì lạ quá. Mình ra sau hồi nhà đi đái, vào phòng thì thấy đúng anh bộ đội đó đang đứng cạnh giường mình. Mình hỏi chi rứa anh? Chưa hỏi xong câu anh biến mất
Mình im lặng, động viên anh mấy câu, nhưng trong bụng không không tin. Hôm sau anh Tường vào Huế, mình ra phòng đó ngủ xem thế nào, ngủ cả tuần chẳng thấy gì.
Tháng sau anh Tường ra, mình nói em nằm cả tuần chẳng thấy chi. Anh Tường nói cũng có thể mình ám ảnh chiến tranh nhiều quá, thành ra rứa.
Tối đó uống rượu say, anh ngủ ngon, mình hỏi anh có thấy chi không, anh nhăn răng cười nói toàn thấy chó lẹo chắc.
Tối sau đúng ba giờ 15 sáng, mình nhớ chính xác vì khi đó đang viết, vừa nhìn đồng hồ, định tắt đèn đi ngủ thì nghe tiếng anh Tường gọi Lập ơi mau lên! Mình vọt sang phòng anh.
Anh Tường ngồi chồm hổm giữa nền nhà, đèn bật sáng choang. Mình hỏi răng, lại thấy à. Anh nói thấy, chút nữa mình cầm được tay anh đó.
Hai anh em pha trà ngồi uống. Anh nói mình ngủ một giấc, mở mắt thấy anh bộ đội đó đứng cạnh giường. Lần ni mình im lặng vờ như ngủ, rồi bất thần vùng dậy chộp tay. Chộp được rồi chớ, kêu Lập đó, vừa kêu xong thì anh đó cũng biến mất.
Hai anh em nhìn nhau chẳng biết nói gì.
Rất nhiều đêm sau anh Tường không thấy gì cả, có đến nửa năm anh Tường ngủ ngon giấc nhưng anh lại buồn, anh nói tại mình làm rứa, anh sợ anh đi rồi.
Chị Hương ra tù, về nhà mình chơi, mình hỏi chị thích ngủ nhà em hay ngủ phòng khách. Chị nói tao ngủ phòng khách, để vợ chồng chúng mày tự do, tao thì gìàu tưởng tượng, ngủ nhà vợ chồng trẻ khó ngủ lắm.
Chị ngủ phòng khách đêm đầu không thấy gì. Đêm sau chị đập cửa rầm rầm, mở cửa, chị ào vào nói mày cút sang phòng mấy đứa trẻ con ngủ, để tao ngủ với Hồng.
Mình hỏi chị thấy gì à? Chị kể tao vừa mở mắt thì thấy một anh bộ đội đứng cạnh giường. Lúc đầu tưởng thằng bố láo nào, chực đạp một phát cho văng dái mẹ nó đi. Không ngờ tao chực co chân anh ấy đã biến mất. Tao ra kiểm tra lại cửa ngõ, khoá chặt, bật đèn sáng trưng, cả bốn cái đèn bật hết. Chưa ngủ, vừa nhắm mắt thôi, mở mắt đã thấy anh bộ đội đứng cạnh giường. Tao chồm đậy thì anh ấy biến mất.
Chị Hương ngồi thừ nói tao cũng không bíêt tâm trạng tao thế nào nữa, vừa sợ vừa thương, hay sao a... rất khó nói.
Hôm Bảo Ninh với thằng Nguyên vào, chúng cũng ngủ lại phòng đó. Mình kể cho chúng nó nghe. Bảo Ninh cười khẹc khẹc nói mày lại nghe mồm ông Tường, bà Hương, mày có đảng viên không đấy hả hả!
Đêm đó uống rượu đến 4 giờ sáng mới ngủ. Mình quá giấc đang nằm thao thức thì nghe tiếng thằng Nguyên gọi. Mình ra mở cửa, hai thằng đứng dúm dó, mặt xanh như đít nhái. Bảo Ninh lầu bầu đ. mẹ ông đéo ngủ phòng đó nữa, đ. mẹ ông đéo ngủ phòng đó nữa. Mình hỏi sao, thằng Nguyên nói anh bộ đội đúng như mày kể.
Bảo Ninh gằn gằn, nói đ. mẹ cả hai thằng cùng thấy nha, không mày lại bảo bố mày nói láo.
Tối sau Bảo Ninh nói mày cút sang phòng khách ngủ để tụi tao ngủ đây. Mình cười nói các ông hay nhỉ, tôi sang ngủ với ma còn các ông về ngủ với vợ tôi à?
Bảo Ninh cười khì khì nói ờ nhỉ, quên quên.
Nói cho vui chứ tối đó mình cùng hai thằng sang phòng khách ngủ cho vui, nếu có thấy thì thấy một lần cho biết.
Ba thằng uống rượu nói phét tới khuya, nói đi nói lại mỗi chuyện văn học phản ánh của anh Sử, văn học nghiền ngẫm của anh Trà. Mình nói anh Sử anh Trà cãi nhau bất phân thắng bại, tại sao không đề xuất văn học phản nghiền, anh nào cũng có phần, khỏi phải cãi nhau.
Ba thằng sướng cái văn học phản nghiền, tán nhăng tán cuội mãi, rồi ngủ. Vừa chợp mắt Bảo Ninh bỗng vùng dậy hét vang đù mẹ thằng Lập nha! Mình ngồi dậy hỏi sao. Bảo Ninh nghiến răng dơ nắm đấm đe đe: Mày sờ chim tao. Mình cười phì nói bộ tôi không có chim sao phải sờ chim ông.
Bảo Ninh nói hay thằng Nguyên, đù mẹ đúng rồi thằng Nguyên. Thằng Nguyên vùng dậy ngơ ngác hỏi cái gì cái gì. Mình nói nghi ai lại nghi thằng Nguyên, của vợ nó, nó còn nhác sờ nữa là cái thứ chim ông.
Bảo Ninh ngồi ngơ ngẩn nói rõ ràng có thằng sờ chim tao mà, tao đã ngủ đâu. Nó còn bóp dái tao một cái cực mạnh nữa mà.
Mình và thằng Nguyên chả tin, không thèm nói lại.
Bảo Ninh lại lôi rượu ra uống một mình, cứ lẩm bẩm hay là ông bộ đội hôm qua? Không, cái kiểu sờ không phải vuốt ve, nó có vẻ hận thù chim tao lắm. Hay là mấy ông lính cộng hoà?
Thằng Nguyên kêu lên thôi ngủ đi ông ơi! Bảo Ninh vừa chui vào màn vừa cằn nhằn hay là vợ thằng Lập sang sờ tao hì hì. Chẳng ai thèm nói lại, Bảo Ninh nằm im, rồi ngủ.
Bảo Ninh có rượu vào nó ngủ giống y chang một cuộc chiến tranh. Gằn gằn, gừ gừ, chóp chép miệng, bất chợt đập tay đánh chân, bất chợt gầm lên tao bắn hết, tao giết hết.
Mình không sao ngủ được, cố nằm im cho chúng nó ngủ. Chợt thằng Nguyên đập đập tay Lập Lập mày ngủ chưa? Mình nói chưa, sao. Nó nói đúng là có ngườì sờ mày ạ. Nó cũng bóp tao một cái cực mạnh. Mình nói lạ nhỉ, sao nó không sờ tao. Thằng Nguyên ngồi dậy thẫn thờ nói tao cũng không biết nữa, nhưng có ngươì sờ tao thật. Tao đã ngủ đâu.
Hai thằng ngồi dậy vừa rượu vừa trà cho đến sáng, nghĩ mãi không hiểu vì sao cái ông bộ đội lại đi sờ chim.
Mình kể cho vợ nghe, vợ mình nói em kể cho chị Qui rồi, chị nói chắc là hồn ma anh Thỉ.
Anh Thỉ là tên chồng chị Qui, hy sinh năm 1972 thành cổ thị Xã Quảng Trị. Khi đó chị Qui đang ở Thanh Hoá, mới 25 tuổi, chưa con. Hoà bình, chị vào Thị xã Quảng Trị, tìm kiếm cả năm không thấy hài cốt anh Thỉ đâu, có người nhận chị vào công ty lương thực, chị ở lại làm ăn đây luôn, không ra quê nữa.
Chị nói chẳng phải ở quê không có việc, chị đang là kế toán trưởng công ty lương thực ngoài đó chớ, tự dưng vào đây không thích ra nữa, thấy cái căn hộ ở đây người ta để lại, ruột gan tự dưng nóng cồn cào, vay tiền mua cho bằng được. Bao nhiêu nhà rẻ không mua, cứ muốn mua cho được căn hộ đây thôi. Có khi anh Thỉ xui chị.
Ngày nào chị cũng nhắc anh Thỉ, anh Thỉ. Hễ sang chơi, câu trước câu sau là anh Thỉ liền.
Vợ mình kể chuyện ma ở phòng khách, chị mừng lắm nói có khi anh Thỉ đó. Chị chạy mới thầy mời thợ cúng vái cả đêm. Thầy chỉ điểm huyệt gần giếng, đào lên chẳng thấy gì, chỉ thấy một khẩu AK gỉ rét.
Chị buồn, khóc, nói không phải anh Thỉ, nếu là anh Thỉ tại sao không hiện hồn cho chị thấy, cứ hiện hồn cho mấy người đâu đâu.
Nói vậy nhưng thỉnh thoảng chị lại sang hỏi anh Thỉ có hiện hồn nữa không? Vợ mình nói có, nhưng toàn nghe mấy ông kể anh sờ chim họ thôi. Chị cười nói không có đâu, mấy ông bịa đó, anh Thỉ hiền lành nghiêm túc lắm.
Anh Tường từ Huế ra, vẫn ngủ ở phòng khách, nhiều tháng không nói gì, một hôm mình hỏi anh ngủ đấy, có thấy hiện tượng ai đó sờ chim mình không? Anh ngạc nhiên nói răng ông biết? Mình kể chuyện Bảo Ninh và thằng Nguyên bị ma sờ chim.
Anh ngồi yên, cười khậc một tiếng nói rứa mà mình tưởng mụ Qui nhà bên ngứa nghề mò sang sờ mình. Mình đang nghĩ bụng mụ ni tìm sai địa chỉ.
Anh kể nó sờ nhiều lần lắm, vuốt vuốt nữa, hay lắm, giống đàn bà làm chớ không phải đàn ông. Mình cười nói có khi cái ông bộ đội đó là pê đê.
Nửa năm sau Hoà Vang và Nguyễn Lương Ngọc đi bộ xuyên Việt ghé qua thăm mình, nghỉ lại hai ngày. Chuyện hai ông này đi bộ nhanh hơn ô tô nhiều chuyện vui lắm, nhưng hai ông về trời rồi, tha. Hi hi.
Mình không kể chuyện ma cho Hoà Vang, Nguyễn Lương Ngọc nghe, sợ chúng nó sợ.
Sáng trước khi đi, Hoà Vang cầm tay mình ra sau hồi nhà nói thầm vẻ quan trọng: tôi nói ông, ông đừng nói lại thằng Ngọc nghe chưa. Thằng Nguyễn Lương Ngọc là một pê đê chính hiệu. Mình hỏi sao ông nói vậy. Hoà Vang nói nó sờ soạng tôi cả đêm. Tôi đã nằm riêng ra rồi, nó vẫn mò tới sờ soạng.
Mình gọi ra riêng Nguyễn Lương Ngọc, giả làm bộ nghiêm trọng, nói này Hoà Vang có sờ soạng ông không? Nguyễn Lương Ngọc ngạc nhiên nói sao ông biết. Mình nói Hoà Vang là một pê đê chính hiệu. Nguyễn Lương Ngọc kêu to: thôi đúng rồi, tôi cũng nghi mà không dám nói, hắn sờ tôi cả đêm.
Mình cười, nói cho hai thằng nghe chuyện anh Tường, Bảo Ninh, thằng Nguyên bị ma sờ chim, cả hai trợn tròn mắt, xanh mặt, bảo ở lại một đêm nữa, không ở, đi luôn.
Cuối năm đó bỗng nhiên chị Qui chạy sang hớn hở đưa cho vợ chồng mình cái nhẫn bạc đã gỉ rét, nói anh Thỉ đây rồi! Mình hỏi sao. Chị nói đây là cái nhẫn chị tặng anh trước khi vào Nam. Hồi đó nghèo, chỉ kiếm được cái nhẫn bạc thôi, khắc đôi bồ câu rồi tặng anh. Vợ mình nói chị kiếm được ở đâu. Chị nói thằng Líp nhà em đó , chị thấy nó cầm chơi, hỏi nó, nó bảo nó thấy trên cỏ.
Vợ chồng mình chạy đi tìm thằng Líp, hỏi nó con tìm thấy cái nhẫn này ở đâu. Thằng Líp mới 4 tuổi, lúc cúc chạy ra đầu hồi trụ sở toà soạn, chỉ tay nói chỗ ni nì.
Ở cái nơi thằng Líp chỉ là một cái lỗ nhỏ bằng đồng xu, năm sáu đường kiến lửa, kiến hôi từ nhiều hướng bò vào cái lỗ đó. Mình nói có khi hài cốt anh Thỉ dưới này cũng nên.
Chị Qui mời thầy cúng vái rồi đào. Bộ hài cốt hiện ra. Chị Qui oà khóc. Chị thắp một nắm hương nói có phải anh Thỉ thì hoá ! Nắm nhang trong tay chị cháy bùng. Chị hét lên sung sướng đây rồi, chồng tôi đây rồi.
Mấy người đào phát hiện còn một bộ hài cốt nữa. Nhìn cái thế hài cốt mấy người đào phán đoán bộ hài cốt còn lại phía dưới khả năng là một lính cộng hoà. Họ nói khả năng hai ngươì này vật nhau, bóp cổ nhau, rồi chết cả hai.
Chị Qui nói thôi thôi đừng đoán bậy, chẳng may là đồng đội anh Thỉ thì sao? Nói vậy rồi người ta không cho vào nghĩa trang liệt sĩ, tội nghiệp.
Bỗng một người kêu lên đây là hài cốt con gái. Anh này chìa ra một cái kẹp thép không rỉ và hai ba cái cúc sứ, màu hồng, đúng là cúc áo con gái.
Chị Qui rơi xuống ngồi bệt, mặt trắng bạch.
Một người đào nói è he, hai đưa ni rủ nhau ra đây đụ chắc, trúng bom chết thôi, đánh đấm chi mô.
Chị Qui chồm lên, hét một tiếng rợn người: Câm mồm đi!
Chị Qui đem hài cốt anh Thỉ ra nghĩa trang liệt sĩ Quảng Trị, chôn cất đàng hoàng, cúng viếng tử tế, đúng trăm ngày. Sau đó chị bán nhà ra Thanh Hoá không bao giờ trở lại nữa

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 22:20 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------
Lục bát buôn bán hàng Nga ( Thơ vui thời bao cấp )

THƯ BỐ GỬI CON
Hôm nay cha viết thư này
Gửi qua thằng bạn chỗ mày về chơi
Cả nhà mừng lắm con ơi
Thùng hàng mới nhận bán hời lắm nghe
Niken đẩy được chục “que”Vòng bi thắng đậm hơn xe rất nhiều
Điều hòa lãi chẳng bao nhiêu
May mà trong ruột khá nhiều thuốc tây
Biết không chục kiện ê – may
Tính ra chí ít năm “cây” có thừa
Xô tôn đã dặn đừng mua
Tại sao mày cứ đóng bừa vào đây?
Thùng sau lưu ý thuốc tây
Đồ nhôm nghỉ khỏe chớ dây làm gì
Lanh-cô, E-ríc, Ăm-pi…Kháng sinh tổng hợp thứ gì cũng chơi
“Mô-đen” xem kỹ con ơi
Kẻo mà qúa “đát” là đời đi tong
Hóa chất mày “xóay” được không(?)
Cha đang có một hợp đồng vạn “đô”
Hải quan con chớ có lo
Thằng nhỡ tao đã gài kho Hải phòng
Nếu hàng qua tuyến hàng không
Cậu mày soi máy khám trong Nội bài
Từ nay cho đến tháng hai
Chú Ba đi Bỉ, dì Hai đi Bồ
Đều tờ-ran-dít Liên xô
Thông tin giá cả báo cho kịp thời
Đồng Rúp thì mất gía rồi
Lấy “xanh” mà tính, lãi lời báo cha
Cần gì ghi thật rõ ra
Quần bò, áo gió, hay là áo phông?
Áo thêu ở ngực có rồng
Hay là xi-líp có bông hồng cài
Áo da “đểu”, sâm Ki-tai
Nữ hòang lộng lẫy còn xài tiếp không?
Bên ấy gái Cộng thì đông
Theo cha nên đánh cả vòng tránh thai
Quần zin mác giả “li-vai”
Hay mì chính Thái với đài Hồng công?
Bây giờ đang giữa mùa Đông
Con xem loại tất xù lông thế nào?
Áo ren các kiểu ra sao
Áo thêu chắc đã đi vào sử xanh
Cá sấu một thuở tung hoành“Nu’- nhe” giờ chắc đã thành thiên thu?
Sự đời nghĩ cũng phù du
Mốt này, kiểu nọ tít mù cung mây
“Mốc” vừa, “nhũ” hổ, bướm bay
Bướm giờ gãy cánh, hổ quay về rừng
Hươu kia khí thế bừng bừng
Nay đang ôm hận giữa rừng áo da
Mèo vừa mới ló sang Nga
Chịu không nổi lạnh vượt qua Pô-lần
Bây giờ áo gió ra quân
Hỏi xem sống được mấy tuần nữa đây
Xét xem thế sự hôm nay
Thị trường biến hóa đổi thay choáng đầu
Đồ thật thì đắt, tiền đâu?
Mình buôn thứ ấy bằng hầu người ta
Có về qua Mạc tư khoa
Quạt tai voi nhớ táng ba cái vào
Cái biếu mẹ, cái phần tao
Còn một cái khách ra vào quạt chơi
Quê nhà đói lắm con ơi
Mày chăm buôn bán khổ người sướng ta…
Tiền dân Nga, đất dân Nga
Theo cha đồ rởm vẫn là hời hơn(!)
Ngoài ra trong chuyện bán buôn
Thị trường quyết định thiệt hơn rất dầy
Hàng sang con chớ “đổ” ngay
Đợi thời mà bán đến tay người dùng
Liên bang rộng lớn vô cùng
Sức trai thỏa chí vẫy vùng đôi chân
Dè chừng cái lũ công nhân
Tham gia “bộ đội” hại dân rất nhiều
Mafia trấn lột đủ điều
Quen nghề đạo chích từ nhiều năm nay
Ngang nhiên chiếm cứ sân bay
Chiếm hàng từ cửa máy bay mới về
Tránh voi, nể chẳng mất gì
Lĩnh hàng chi chúng mấy “tì” là xong.
Than thân trách phận làm chi
Có thân ta cứ “độ trì” mà thôi!
À hôm chủ nhật vừa rồi
Mấy anh tổ lái vào chơi nhà mình
Nghe đồn ở tận Bắc kinh
Năm “đô” một bịch to uỳnh nhân sâm
Ở Nga trăm tám mươi đồng
Mua về Hà nội đếm không hết tiền
Bây giờ thời tiết đảo điên
Ông già bà lão đổ tiền ra mua
Bây giờ kể chuyện nước ta
Tình hình nát bét như là hũ tương
Mấy lần hội nghị trung ương
Xem ra cũng chẳng có phương kế gì
Dân tình ca cẩm như ri
Kêu nhau là vậy làm gì được nhau .
Thằng giàu nó vẫn cứ giàu,
Kẻ nghèo vẫn kiếp ngựa trâu tôi đòi .
Bung ra nay đã hết thời,Sức dân đã kiệt dẫu trời cũng thua
Trong nam lục tỉnh mất mùa
Sơn La sau một trận mưa tan tành.
Trông vời mấy nước đàn anh,Liên bang tận số cứu mình chẳng xong.
Cu Ba một mớ bòng bong
Nga cúp viên trợ khó lòng đứng yên.
Báu gì ông bạn Triều-Tiên
Vốn quen vay nợ quỵt tiền đồng minh.
Mấy nhà lãnh đạo Bắc Kinh,Thế cô đổi giận lam lành với ta .
Mối tình hữu nghị Việt-Hoa,Sau cơn cắt xé dần dà lên hương?
Nhân vì Hoa Việt thông thương
Hàng Tàu tràn ngập thị trường nước ta
Dân tình nô nức sang NgaMượn danh du lịch, thật là đi buôn
Đào vàng sập cả núi non
Nghe đâu sự thật lại còn khiếp hơn
Rủ nhau cùng cốc thâm sơn
Ai đem thân đến để chôn xứ này ?
Nhiều thằng vận đỏ số may
Đã ô tô Nhật lại xây nhà lầu
Khối thằng bỏ xác rừng sâu
Khối thằng ngã ngựa, tróc đầu như sư
Than thân trách phận làm chi
Có thân thì cứ độ trì là hơn!
Nhân đây kể chuyện nhà mình
Để con được rõ tình hình con nghe
Thằng Hai đi bốc vác xe
Thằng Ba thì vẫn rong chơi tối ngày
Thằng Bốn thì mới vượt biên
Thằng Năm thì mới bị lên Hỏa Lò
Con Sáu học dốt như bò
Thi trượt tốt nghiệp vào lò mát-xa
Khoe rằng lương tháng triệu ba
Lại thêm cái khoản khách boa rất dày
Hôm qua khóc với mẹ mày
Mẹ ơi con mấy tháng này tắt kinh!
Khách hàng thì rất linh tinh
Làm sao biết khối xuân tình của ai?
Tao nghe dựng cả tóc mai
Vội mời thầy thuốc phá thai tại nhà
Tạ thầy năm chục đô laDặn thầy kín tiếng kẻo mà về sau…
Thầy thuốc nháy mắt gật đầu! Lần sau cô bị em hầu cô ngay!
Nghe đây, bố hỏi chuyện mày
Nghe đâu cũng xứng là tay giang hồ
Người yêu rải khắp Liên xôMà trong số đó chục cô có bầu
Cha không trách cứ con đâu
Đương trai cứ việc, kẻo sau tiếc thầm
Đến khi phải tính hôn nhânTheo cha nên chỉ một lần “luch-she”
Chuyện con cha cũng có nghe
Yêu người cùng đất cùng quê tỉnh mình
Hẳn là cô ấy phải xinh
Nên con mới phải nghiêng mình trao tay
Nghe cha nhớ kỹ điều này
Phải con ông “cốp”, xấu gầy cũng yêu
Ông cha cực khổ đã nhiều
Dù ô bám lấy, phải liều mới may
Hồ Gươm liễu rủ xum xuê
Hàng Ngang, Hàng Bạc, Thụy Khuê , Tràng Tiền
Đồng Xuân chợ họp liên miên
Mùa nào thực nấy sẵn tiền đi mua
Kiếm cái hộ khẩu thủ đô
Mình con tỉnh lẻ ai đưa mình vào?
Xa xôi tình cảm dạt dào
Bận gì cũng phải ghi vào lời cha
Coi chừng còn bọn gái Nga
Kẻo mà lại dính si-đa có ngày.
Tái bút:
À quên tao hỏi điều này
Chẳng hay sức khỏe của mày ra sao?
Học năm thứ mấy? Trường nào?Phòng khi nhỡ có ai vào tao khoe(!)
Dặn thêm đừng có mua xe
Bây giờ chỉ được nửa “que” là cùng
Mà chỗ thì chiếm nửa thùng
Khuân vác lại nặng phát khùng, phát điên
Em mày vốn tính ngại phiền
Nhưng nó lại thích dây chuyền từ lâu“
Con chẳng dám xin anh đâu,Anh con lại bảo lâu nay hay “vòi”
Mẹ mày thì đã già rồi
Mày đừng tặng thứ tân thời làm chi“Can-xô”, “Xer-pốt”, “Xẹc-ghi”
Nặng gam là được, cần gì hoa văn(!)
Nhận thư con chớ đọc ra
Kẻo người ta bảo nhà ta ham tiền

Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 21:03 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------

Thứ Bảy, 7 tháng 11, 2009

Những gương mặt vàng của thể thao Việt nam tại AIG 3 ( Phần 2 )

Đặng Đình Tiến - Vô địch caroom 1 băng.
Tuyết Mai - HC vàng hạng 55kg Kick- Boxing.

Nguyễn Thị Thoan - HC vàng hạng 50 kg - Kick- boxing


Duy Nhất HC vàng hạng 70 kg- Muay Thai.



Khánh Thi - Thế Hiển - HC vàng dance sport.




Đội nữ biểu diễn Whushu - HC vàng
Bảng vàng thành tích đoàn TTVN:

1. Vũ Thị Hương (điền kinh)
2. Nguyễn Trung Kiên (lặn)
3. Phạm Thị Phượng (Vovinam)
4. Nguyễn Văn Cường – Nguyễn Bình Định – Phạn Ngọc Tới – Huỳnh Khắc Nguyên (Vovinam)
5. Cao Vũ Linh – Võ Trần Hoàng Mai – Trần Thanh Sơn – Nguyễn Văn Thời (Vovinam)
6. Thân Lại Kim Long (Vovinam)
7. Phan Thị Ngọc Hân (Vovinam)
8. Phạm Lê Thảo Nguyên - Nguyễn Ngọc Trường Sơn - Lê Quang Liêm - Hoàng Thị Bảo Trâm (Cờ chớp)
9. Nguyễn Kim Khánh - Trần Minh Nhựt - Nguyễn Như Phúc - Bùi Phương Thảo - Huỳnh Văn Tân (E-sports)
10. Nguyễn Nhất Tú (lặn)
11. Võ Nguyên Linh (Vovinam)
12. Nguyễn Minh Tính (Vovinam)
13. Lâm Đông Vượng – Trần Thế Thường(Vovinam)
14. Chu Thị Minh Thủy, Dương Thị Huyền Trang, Nguyễn Thị Quỳnh, Hoàng Thu Phương (lặn)
15. Nguyễn Trung Kiên, Trần Bảo Thu, Phan Lưu Cẩm Thành, Đào Ngọc Tuyến (lặn)
16. Văn Ngọc Tú (Kurash)
17. Đội Lân sư
18. Vũ Bá Đông - Trần Thị Thu Hà (Aerobics)
19. Nguyễn Tuấn Học (Kurash)
20. Lê Minh Triều – Nguyễn Tiết Cương – Nguyễn Anh Tuấn (Đá cầu)
21. Ngô Thị Phương (boxing)
22. Đặng Đình Tiến (Billards)
23. Nguyễn Thị Hiền (Bi sắt)
24. Nguyễn Thị Hải Yến (Wushu)
25. Vũ Thị Thảo – Nguyễn Thị Bình – Ngô Thị Quyên (Pencak Silat)
26. Khánh Thy – Minh Trường (Dance Sport)
27. Nguyễn Thị Bích (Wushu)
28. Nguyễn Thị Thủy Tiên - Lê Thị Bé Sáu (Đá cầu)
29. Nguyễn Tiết Cương - Lê Minh Triều (Đá cầu)
30. Huỳnh Thị Thu Hồng (Pencak Silat)
31. Lê Thị Hồng Ngoan (Pencak Silat)
32. Vũ Thế Hoàng (Pencak Silat)
33. Nguyễn Thanh Quyền (Pencak Silat)
34. Nguyễn Bá Trình (Pencak Silat)
35. Nguyễn Thị Phương Thúy (Pencak Silat)
36. Nguyễn Mai Phương - Dương Thùy Vy - Hoàng Phương Giang (Wushu)
37. Trịnh Thị Nga (Đá cầu)
38. Nguyễn Anh Tuấn (Đá cầu)
39. Đào Thị Thoan (Kick-boxing)
40. Nguyễn Thị Tuyết Mai (Kick-boxing)
41. Nguyễn Trần Duy Nhất (Muay)
42. Khánh Thy – Minh Trường (Dance Sport- Rumba)



Nhãn:


Đăng bởi Nhật Minh :: 22:35 :: 0 nhận xét

Ý kiến của bạn (nhấn vào đây)

---------------oOo---------------